Massage trị liệu không chỉ là một phương pháp giúp thư giãn cơ thể đơn thuần mà nó còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý khác nhau nếu áp dụng đúng cách như: giảm đau mỏi vai gáy, căng cơ, đau đầu, các bệnh về tiêu hóa, suy nhược cơ thể,… Massage trị liệu tại các cơ sở chuyên môn thường có mức giá khá cao, trong bài viết này, AZADO sẽ hướng dẫn bạn các thao tác massage có thể dễ dàng thực hiện tại nhà, vừa đơn giản vừa hiệu quả.
Lưu ý khi thực hiện massage trị liệu tại nhà
Hiểu cơ thể mình – Có thích hợp để thực hiện massage hay không?
Massage trị liệu rất tốt cho cơ thể, nhưng nó không dành cho tất cả mọi người. Bạn không nên thực hiện liệu pháp này nếu đang có 1 trong số các tình trạng sau đây:
- Có cục máu đông
- Có các tình trạng bệnh lý về da như: Bị bỏng, bị bầm tím, phát ban, nhiễm trùng da, mụn, lở loét, viêm da,…
- Có tiền sử dị ứng với một trong số các loại tinh dầu bôi trên da
- Loãng xương hoặc nghi ngờ gãy xương, xương yếu (thường là người cao tuổi sức khỏe yếu)
- Tổn thương thần kinh
- Tâm lý quá nhạy cảm với việc người khác chạm vào cơ thể
Đồng thời, người thực hiện các thao tác massage cho bạn nên là người đã có kinh nghiệm, đủ hiểu biết để thực hiện đúng các thao tác, tránh các thao tác sai lệch sẽ dẫn đến bài massage không hiệu quả hoặc các vấn đề nghiêm trọng hơn.
Lắng nghe cơ thể – Cảm nhận sự thay đổi và cải thiện
Massage trị liệu khi được thực hiện đúng cách sẽ mang đến sự cải thiện rõ rệt cho cơ thể của bạn. Trong vòng 1-2 ngày sau khi massage, cơ thể bạn có lẽ sẽ cảm thấy một chút ê ẩm do vừa phải chịu những tác động mạnh. Nhưng cảm giác này sẽ rất nhanh biến mất và thay vào đó là cảm giác thoải mái, sảng khoái, dễ chịu hơn. Đó là lúc bạn biết rằng bài massage đã có hiệu quả.
Một số tác dụng tốt mà bạn có thể thấy bao gồm: Giảm căng thẳng, ngủ ngon hơn, giảm đau đầu và đau nửa đầu, thúc đẩy hồi phục sau chấn thương, sức khỏe tinh thần và cảm xúc tốt hơn, giảm đau mỏi – căng cơ, lưu thông máu tốt hơn và huyết áp ổn định hơn,…
Xem thêm: Các phương pháp massage phổ biến hiện nay
Các bước massage trị liệu tại nhà dễ thực hiện
Bước 1: Thoa tinh dầu massage
Đây là bước đầu tiên cần làm trước khi tiến hành các thao tác massage. Bạn cho một lượng tinh dầu vừa đủ vào lòng bàn tay, xoa đều để làm ấm tinh dầu và bắt đầu xoa nhẹ nhàng lên những vùng massage trước như vai, lưng, eo,… Hãy đảm bảo loại tinh dầu bạn dùng an toàn, lành tính, có chiết xuất từ thiên nhiên và không gây kích ứng hay dị ứng trên da.
Bước thoa tinh dầu này rất quan trọng, có tác dụng làm da trở nên trơn trượt, mịn màng, đủ ẩm để bạn dễ dàng thực hiện các thao tác tiếp theo.
Bước 2: Bắt đầu tiến hành massage cơ thể
Trước tiên nên bắt đầu từ vùng lưng và eo để cơ thể thích nghi dần với các động tác. Ban đầu, lực massage cần hết sức nhẹ nhàng, bàn tay di chuyển và vuốt từ phần eo và lưng. Khi đã quen hơn thì bắt đầu tăng dần lực massage lên.
Lưu ý là những vùng da dày như lưng và chân cần tác dụng lực mạnh để xua tan nhức mỏi, căng cơ. Còn những vùng da mỏng như bụng, cổ, tay thì cần lực massage nhẹ nhàng vừa phải để tạo cảm giác dễ chịu và tránh gây tổn thương.
Bước 3: Bấm huyệt và xoa bóp cơ thể
Bắt đầu xoa bóp từ vùng lưng và di chuyển dần đến chân, tay, vai, cổ. Chú ý lực massage ở các vùng khác nhau, và những vùng thường xuyên nhức mỏi như cổ, vai thì thực hiện massage lâu hơn một chút.
Về bấm huyệt, cần xác định được các điểm huyệt trên cơ thể, mỗi huyệt lại có tác động khác nhau. Ví dụ:
- Bấm huyệt chữa đau đầu: Huyệt thái dương, huyệt ấn đường, huyệt thần đình,..
- Bấm huyệt chữ đau vai gáy: Huyệt đại trùy, huyệt phong môn, huyệt kiên tỉnh,..
- Bấm huyệt chữ mất ngủ: Huyệt nội quan, huyệt thần môn, huyệt an miên,…
Xem thêm: 05 cách giảm nhanh cơn đau mỏi cổ vai gáy đơn giản tại nhà
Bước 4: Massage vùng bụng
Vùng bụng là khu vực có da mỏng nên cần lưu ý về kỹ thuật massage và lực massage nhẹ nhàng. Trước hết, bạn cần xoa bóp theo hình tròn, dùng lòng bàn tay xoa đều từ vùng ngực xuống bụng và di chuyển sang 2 bên eo. Nếu thực hiện thao tác đúng kỹ thuật, vùng bụng sẽ bắt đầu đỏ và nóng lên, có tác dụng rất tốt trong việc giảm mỡ bụng và săn chắc hơn.
Bước 5: Massage vùng mặt
Sau khi đã massage toàn bộ cơ thể, chắc chắn không thể bỏ qua bước massage mặt. Mặt là một vùng rất quan trọng nên cần kỹ thuật massage chuyên sâu hơn. Để bắt đầu, bạn di chuyển các ngón tay theo hướng từ trong da ngoài, từ dưới lên trên, không vuốt theo hướng từ trên xuống để tránh da mặt bị chảy sệ và hình thành nếp nhăn.
Bên cạnh đó, bạn có thể dùng tay xoa bóp và ấn nhẹ vào xương mặt, đồng thời kết hợp bấm huyệt ở các vùng thái dương, ấn đường, vành tai,… Để kết thúc bài massage mặt, có thể dùng đầu ngón tay vỗ nhẹ khắp da mặt để tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, tăng cường lưu thông máu và làm dịu da. Sau khi cơ thể đã trải qua các tác động massage lớn nhỏ, bạn nên xoa nhẹ nhàng từ đầu đến chân một lượt để làm dịu cơ thể, nằm nghỉ ngơi thư giãn khoảng 3 – 5 phút, uống một ly nước đầy và kết thúc bài massage trị liệu ở đây.
Trên đây là 5 bước massage trị liệu đơn giản mà AZADO đã tổng hợp và gửi đến bạn, bài massage này hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà mà không cần quá tốn kém như đi Spa. Hoặc để tiết kiệm mà hiệu quả cao hơn, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc đầu tư một chiếc ghế massage trị liệu – một chuyên gia massage tại nhà được thiết kế với nhiều chương trình chuyên sâu và kỹ thuật chuyên nghiệp. Ghế massage AZADO sẽ là lựa chọn tuyệt vời để chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: Số 1095 Giải Phóng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 1900 866 619
Email: [email protected]
Website: https://azado.com.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/AZADO.choghemassage.com.vn
GHẾ MASSAGE AZADO – GIÁ TRỊ SỨC KHỎE CHO MỌI NHÀ