Danh mục

Tuổi già và những nỗi lo không tên của cha mẹ

Bước vào tuổi xế chiều là bước vào một giai đoạn mới của cuộc đời – giai đoạn mà đôi khi nhiều người cảm thấy lo sợ. Nỗi sợ mang tên ‘tuổi già’ của cha mẹ không hẳn là sợ mình già đi hay xấu xí đi. Mà còn là những nỗi lo lắng canh cánh trong lòng không thể nói ra với con cái. Nếu muốn thể hiện sự quan tâm và lòng hiếu thuận của mình, hãy cố gắng thấu hiểu và thông cảm cho những nỗi lo của cha mẹ, bạn nhé!

Lo sợ bản thân trở thành gánh nặng

Đây là nỗi lo mà hầu hết cha mẹ lớn tuổi đều có nhưng không bao giờ nói ra với con cái. Con cái lớn lên đã có gia đình nhỏ của riêng mình, đã bắt đầu có những mối quan tâm riêng trong cuộc sống. Cha mẹ luôn muốn con được tự do, thoải mái, không muốn làm ‘phiền’ đến cuộc sống riêng của con.

‘Tuổi xế chiều nhiều điều khó nói’

Cha mẹ già có thể sẽ gặp nhiều bất tiện hơn trong sinh hoạt và cuộc sống. Đối với những trường hợp không may như cha mẹ gặp bệnh tật đau ốm, con cái sẽ phải mất nhiều thời gian và công sức để chăm sóc, phụng dưỡng. Điều này khiến cha mẹ có cảm giác mình trở thành gánh nặng cho con. Chưa kể đến còn có gánh nặng về tài chính. Khi 2 chữ ‘hiếu thuận’ đặt lên đầu, con cái cũng phải chu cấp, chăm sóc cho cha mẹ về mặt tài chính một khoản không hề nhỏ. Đây vốn là điều con cái nên làm và là nghĩa vụ phải làm. Nhưng cha mẹ đôi khi vẫn cảm thấy ‘ngại’ và ‘áy náy’. Có suy nghĩ rằng ‘Vì mình đau ốm bệnh tật mà con cái mới phải tốn kém thế này’.

Cha mẹ già lo sợ bản thân sẽ trở thành gánh nặng cho con cháu

Cha mẹ già lo sợ bản thân sẽ trở thành gánh nặng cho con cháu

Cha mẹ đã dành cả đời mình vì con mà không toan tính thời gian, công sức hay tiền bạc. Cho đến tận lúc già yếu, cha mẹ vẫn không muốn làm ảnh hưởng đến cuộc sống riêng của con. Nếu tinh ý một chút, bạn sẽ cảm nhận được nỗi lo này trong từng hành động của cha mẹ. Có thể là những lần giấu giếm con cái về bệnh tật của mình, hay là sự tiết kiệm không dám ăn tiêu tiền của con cho. Hay đôi khi là những câu nói ‘Đừng mua cái này, mẹ không dùng đâu’ nhưng khi nhận được thì vô cùng vui vẻ.

Tâm lý người già nào cũng vậy, bạn hãy hiểu cho cha mẹ, biết ơn cha mẹ vì sự hy sinh này. Cha mẹ nào cũng muốn con cái quan tâm và chăm sóc mình nhưng ‘ngại’ nói ra, hãy tinh tế một chút và báo hiếu cha mẹ khi còn có thể bạn nhé!

Lo mình ‘già yếu, vô dụng’ không giúp gì được cho con

Ngày còn bé, cha mẹ trong mắt mình giống như ‘siêu nhân’, cái gì cũng có thể làm được. Thậm chí cha mẹ chỉ cần hướng dẫn mình một bài toán tiểu học là mình cũng cảm thấy ngưỡng mộ vô cùng. Nhưng khi lớn lên thì khác, mình được cho ăn học đàng hoàng, trưởng thành lên nhất nhiều, kể cả có gặp những ‘bài toán’ khó hơn trong cuộc đời thì mình cũng tự giải quyết được. Vậy vai trò của cha mẹ lúc này là gì?

‘Mình già yếu, vô dụng, không giúp gì được cho con, con cái không cần đến mình nữa’. Biết là không phải như vậy, nhưng đây vẫn là nỗi lo thầm kín của nhiều cha mẹ có tuổi. Những trường hợp cha mẹ còn có sức khỏe, có thể giúp trông cháu, chơi với cháu chắt khi con cái vắng nhà. Nhưng những trường hợp không may khi cha mẹ đau ốm bệnh tật, con cái còn phải dành nhiều thời gian chăm sóc phụng dưỡng. Khi ấy, lại quay trở về nỗi sợ mình trở thành gánh nặng cho con.

Có thể cha mẹ không biết rằng, con được cha mẹ nuôi nấng để khôn lớn và trưởng thành, giờ đây đã có thể tự đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống của mình. Nhưng không có nghĩa là vai trò của cha mẹ đã hết. Cha mẹ vẫn đang giúp con bằng cách sống vui vẻ, khỏe mạnh, trở thành chỗ dựa tinh thần cho con mỗi khi mệt mỏi hay gục ngã. Thậm chí, đôi khi chỉ cần cha mẹ ‘còn sống’ cũng là sự giúp ích quan trọng với con rồi.

Nỗi lo của cha mẹ - Sợ mình không giúp gì được cho con

Cha mẹ sợ mình già yếu, không giúp gì được cho con.

Sợ con cái sẽ lớn và sẽ rời xa mình

Nỗi lo của cha mẹ khi về già cũng có nhiều mẫu thuẫn. Vừa lo rằng mình ở cùng con cái thì sẽ trở thành gánh nặng cho con, nhưng đồng thời cũng lo rằng con cái sẽ rời xa mình. Thực ra, tuổi già chẳng có gì vui và hạnh phúc bằng được ở gần con cháu. Không phải chỉ là vì để có người chăm sóc cho mình, mà còn là để bớt cảm giác ‘cô đơn tuổi già’. Đồng thời vẫn mong muốn mình sẽ giúp được gì đó cho con cháu, dù ít dù nhiều.

Khi còn nhỏ, con cái không rời xa cha mẹ nửa bước, sự gắn kết ấy hình thành theo thời gian và trở thành thói quen. Cha mẹ quen với việc đồng hành cùng con trên mọi hành trình. Đồng thời cũng luôn canh cánh nỗi lo con sẽ gặp khó khăn nếu rời xa vòng tay cha mẹ. Đến khi về già, cha mẹ vẫn coi con là đứa con bé bỏng ngày nào, trong lòng vẫn luôn thường trực nỗi lo ấy nhưng không nói ra. Cha mẹ vẫn muốn được ở gần con, trở thành chỗ dựa cho con bất cứ lúc nào. 

Cuộc sống trưởng thành rất khác khi còn bé, 4 chữ ‘cơm áo gạo tiền’ bắt buộc con phải đi xa hơn, thậm chí là đến một vùng đất hoàn toàn mới. Nhưng nếu có thể, hãy cố gắng ở gần cha mẹ, dành thời gian cho cha mẹ thật nhiều. Trên đời này, chẳng gì tốt bằng được ở gần cha mẹ, và chẳng gì hạnh phúc bằng được ở gần con cháu. Hãy ghi nhớ điều này bạn nhé!

Xem thêm: Hành trình trưởng thành của con và những điều cha mẹ chưa kể

Nỗi lo của cha mẹ khi về già là sợ con cái sẽ rời xa mình, sợ cô đơn

Cha mẹ sợ rằng con cái sẽ rời xa mình, sợ phải sống trong ‘cô đơn tuổi già’.

Sợ lời nói của mình đôi khi làm con cái ‘không vừa lòng’

Cha mẹ lo rằng lời nói của mình sẽ khiến con cái ‘không vừa lòng’. Nghe có vẻ lạ nhưng nỗi lo này là thật, tuy không nói ra nhưng hành động và cử chỉ của cha mẹ đôi khi sẽ thể hiện điều này.

Hãy tinh tế và thử quan sát một chút, có phải cha mẹ về già đôi khi sẽ nói chuyện với con cái một cách cận thận hơn, khéo léo hơn. Không tùy tiện quát mắng như ngày bé, không dễ dàng ‘dạy dỗ’ con cái những gì nên làm và không nên làm. Lời nói trở nên nhẹ nhàng hơn, thậm chí là có chút ‘dè dặt’. Vẫn là xuất phát từ nỗi lo sợ sẽ làm phiền đến con cái nên cha mẹ làm gì cũng cẩn trọng hơn. Không muốn để lời nói hay hành động của mình khiến con ‘phật ý’ hay phiền lòng.

Nếu cha mẹ bạn cũng đang có cảm giác lo lắng này, hãy xem lại xem cách cư xử và thái độ của mình và gia đình đã hợp lý chưa. Hãy cố gắng tạo không khí vui vẻ, dành sự quan tâm một cách tự nhiên và tinh tế nhất. Để cha mẹ có tâm lý thoải mái chia sẻ, nói ra những điều mình muốn mà không phải lo sợ hay quá để ý đến thái độ của mình.

Sợ lời nói của mình sẽ khiến con phiền lòng, không vừa lòng

Cha mẹ không muốn làm phiền đến con, nên luôn nói chuyện để không làm con ‘phật ý’ hay phiền lòng.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về tâm lý tuổi già của cha mẹ. Hãy nhớ rằng hình dáng cha mẹ bây giờ cũng là hình dáng của bạn trong tương lai. Có lẽ khi đó bạn cũng sẽ có những nỗi lo lắng không tên như thế này. Hãy thấu hiểu và luôn biết ơn cha mẹ vì những hy sinh vất vả cả một đời. Đồng thời báo hiếu cha mẹ khi còn có thể bạn nhé!

Xem thêm: Báo hiếu ông bà, cha mẹ – Món quà ai cũng thích

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: Số 1095 Giải Phóng, Hoàng Mai, Hà Nội

Điện thoại: 1900 866 619

Email: [email protected]

Website: https://azado.com.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/AZADO.choghemassage.com.vn

Thông tin liên hệ Ghế Massage AZADO


GHẾ MASSAGE AZADO – GIÁ TRỊ SỨC KHỎE CHO MỌI NHÀ


Tư vấn sản phẩm

Quý khách nhập điện thoại để được tư vấn miễn phí nhanh nhất từ AZADO. Chúng tôi sẽ không bao giờ chia sẻ số điện thoại của bạn với bên thứ ba.

    1900866619